Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, quản lý chuỗi cung ứng đã đem lại cho doanh nghiệp những hiệu quả kinh doanh vượt bậc. Trong bài viết dưới đây. Hãy cùng GoMenu khám phá quản lý chuỗi cung ứng là gì? các thành phần, vai trò và cách áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cho doanh nghiệp nhé!
Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là nơi các tổ chức, hoạt động, thông tin, con người, các nguồn lực khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận chuyển của hàng hóa từ nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất đến khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng là quá trình phối, kết hợp các hoạt động sản xuất, vận chuyển, kiểm soát và giám sát hàng hóa. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, thúc đẩy vận chuyển và tạo ra giá trị.
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm:
Cùng GoMenu tìm hiểu những thành phần trong chuỗi cung ứng ngay dưới đây
Nhà cung cấp nguyên liệu thô là cá nhân, tổ chức chuyên cung cấp các chất được sử dụng trong sản xuất cơ bản hay sản xuất hàng hóa cho cá nhân, doanh nghiệp khác. Ví dụ như: Ngũ cốc, ngô, gỗ,…
Nguyên liệu thô bao gồm:
Đóng một vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Thông qua nhà cung cấp nguyên liệu thô, doanh nghiệp có thể tìm được nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất được thực hiện và phát triển, tìm kiếm và lựa chọn được nguyên liệu thô tốt hơn.
Nhà sản xuất là cá nhân, doanh nghiệp tự sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất. Thông qua nhà sản xuất, các nguyên liệu thô được hoàn thiện thành sản phẩm.
Qua đây, có thể thấy nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất đang giữ một mối liên kết chặt chẽ, không thể tách rời. Để có được thành phẩm đến tay người tiêu dùng, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nhất định không thể thiếu hai thành phần này.
Nhà phân phối là một đơn vị trung gian, là cầu nối kết nối các sản phẩm của doanh nghiệp với các đại lý, siêu thị,… nhằm đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh nhất.
Đại lý bán lẻ là một hình thức của cơ sở bán lẻ, các đại lý bán lẻ thường nhập một lượng lớn hàng hóa trong tồn kho, sau đó sẽ bán lẻ cho từng khách hàng.
Ví dụ: các tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
Khách hàng là người đưa ra quyết định mua hàng, sử dụng trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định đến sự thành công hay thất bại của của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra những đánh giá, góp ý giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ, đưa ra chiến chiến lược kinh doanh tốt hơn và khả năng mở rộng quy mô, tăng trưởng kinh tế.
Mô hình chuỗi cung ứng là một nỗ lực có ý thức với nhiệm vụ đưa toàn bộ quy trình của chuỗi cung ứng vào một trật tự có logic. Từ đó, người quản lý có thể giám sát và thúc đẩy nhân công hoàn thành mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng sẽ giải quyết vấn đề về:
Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản là quá trình mà doanh nghiệp sản xuất mua nguyên liệu từ một nhà cung cấp nguyên liệu. Sau đó, doanh nghiệp sản xuất sẽ sản xuất, tự hoàn thiện sản phẩm của mình và trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Đối với mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, doanh nghiệp nhập nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp, phân phối khác nhau và có đặc điểm tương đồng với nhà sản xuất.
Mô hình chuỗi cung ứng nhanh thường được ứng dụng trong các công ty, doanh nghiệp bán sản phẩm dựa trên xu hướng như về thời trang, làm đẹp,….
Quy trình này bị giới hạn về mặt thời gian vì các doanh nghiệp thì sẽ luôn cập nhập những xu hướng mới nhất và sản xuất thật nhanh. Nhận được sự quan tâm của khách hàng từ những xu hướng nổi tiếng. Mô hình đem đến khả năng tăng doanh thu nhanh cũng như khả năng nắm bắt, cập nhật xu hướng mới của doanh nghiệp.
Mô hình chuỗi cung ứng Agile, là mô hình nhận được nhiều sự lựa chọn của các doanh nghiệp. Với cả những ngành nghề khó đưa ra dự đoán chính xác mong muốn của họ về các loại sản phẩm của doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình này, doanh nghiệp sẽ sản xuất đủ sản phẩm của doanh nghiệp dựa trên lượng mua hàng trước đó của người dùng. Nếu dữ liệu mua hàng có xu hướng giảm thì doanh nghiệp cần giảm số lượng sản xuất. Nếu dữ liệu mua hàng có xu hướng tăng thì doanh nghiệp cần phải tăng số lượng sản xuất.
Mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục là đáp án lý tưởng cho các doanh nghiệp có sản phẩm ít thay đổi, không cần thiết kế lại. Dù, nhu cầu cao hay thấp. Quy trình của mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục được thiết lập dựa trên sự ổn định của cung và cầu nhằm đảm bảo dòng sản phẩm liên tục. Qua đó, nhà sản xuất phải tập trung vào khâu chuẩn bị nguyên liệu để có thể đáp ứng được số lượng sản phẩm lớn.
Go4.0 - Nền tảng quản lý kinh doanh toàn diện